Chuyển đến nội dung chính

Hiểu và vận dụng triết lý ngũ hành trong cuộc sống

 Ngũ hành với kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ chứa những bí ẩn mà ngày nay, khi khoa học kỹ thuật càng hiện đại thì những ứng dụng của nó vào đời sống lại càng nhiều dưới các sắc thái khác nhau của nhịp sống mới. Chẳng phải là mê tín, nhưng những điều này làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn…

Triết lý ngủ hành phong thủy trong cuộc sống

Mối quan hệ ngũ hành - cơ thể - sắc đẹp

Theo y học cổ truyền Trung Hoa, các chức năng cơ thể con người chịu tác động khá lớn từ môi trường bên ngoài. Nếu thích nghi được với tất cả những sự thay đổi của môi trường thì cơ thể sẽ luôn đạt được sự cân bằng, còn ngược lại cân bằng bị phá vỡ sẽ sinh ra bệnh tật.

Trên nền tảng nhận thức cơ thể mỗi con người là một tiểu vũ trụ, phản ánh dòng chảy của tự nhiên, cơ thể sẽ đạt được trạng thái lý tưởng nhất như thuyết “thiên nhân hợp nhất” khi con người thích nghi hoàn toàn với mọi sự biến đổi của tự nhiên.

Theo y học Trung Hoa, 5 yếu tố mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ là 5 vật chất cơ bản cấu thành nên hệ tự nhiên, gọi là ngũ hành.

Mộc: gỗ - ứng với mùa xuân, tuổi thơ. Trên cơ thể con người, mộc ứng với gan.

Hoả: lửa - ứng với mùa hè, tuổi trẻ. Trên cơ thể con người, hoả ứng với tim.

Thổ: đất - ứng với mùa mưa, tuổi trưởng thành. Trên cơ thể con người, thổ ứng với dạ dày.

Kim: kim loại - ứng với mùa thu, tuổi trung niên. Trên cơ thể con người, kim ứng với phổi.

Thuỷ: nước - ứng với mùa đông, tuổi già. Trên cơ thể con người, thủy ứng với thận.

Sự thay đổi theo từng mùa sẽ liên quan mật thiết đến tính khí và cơ thể. Mùa xuân và mùa hè ngày dài hơn, khí vận tăng dần nên da trở nên mau mệt mỏi và cằn cỗi sau một ngày dài, rất mẫn cảm với các yếu tố gây kích ứng. Chăm sóc da là cần giữ cho da sạch sẽ, thông thoáng và cân bằng độ ẩm.

Vì vậy thời điểm này không thích hợp sử dụng những mỹ phẩm chứa nhiều chất dầu (vì chất dầu sẽ làm cản trở sự hô hấp của da). Những mỹ phẩm dạng gel trong có thể giúp hạn chế việc sử dụng chất dầu. Những mỹ phẩm chiết xuất từ thảo dược sẽ giúp bảo vệ da, giữ cho da sạch nên khi thoa đem lại cảm giác mát mẻ cho da. Những ngày xuân hè, làn da luôn có sắc diện hồng hào nên chỉ cần trang điểm nhẹ cũng làm đẹp cho con người.

Mùa thu đông ngày ngắn hơn, da dễ bị trạng thái trì trệ, chậm chạp của đêm dài làm mất đi vẻ tươi tắn, trẻ trung. Do thời tiết, da cũng dễ bị khô, bị dày lớp sừng tế bào chết. Do vậy cần bổ sung tối đa mỹ phẩm cung cấp chất tạo ẩm và chất dinh dưỡng nuôi da. Thường xuyên lấy đi lớp tế bào chết để da không bị lão hoá, không bị nhăn già. Mùa thu đông cần những tông màu trang điểm nóng và mạnh để làm ấm lên không khí chung quanh.

=> Xem thêm: 8 yêu cầu cần thiết để thiết kế nột thất trong phòng trẻ em

Ngũ hành với sắc màu đời sống

Màu sắc trang trí trong ngôi nhà luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với người Việt Nam, vì chính màu sắc sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái, tự tin, lấy lại sự bình yên sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi ở bên ngoài.

Màu sắc của từng bộ phận trong và ngoài ngôi nhà phải được phối một cách hài hoà tương sinh, tương hợp với môi trường xung quanh, với tâm lý tình cảm, sở thích…

Màu sắc cũng được phân loại trong thuyết âm dương ngũ hành. Các màu nóng như đỏ - cam - vàng là “màu dương”. Các màu lạnh như xanh dương - xanh lá cây là “màu âm”.

Màu xanh tượng trưng cho mộc, màu hồng tượng trưng cho hỏa, màu vàng tượng trưng cho thổ, màu trắng tượng trưng cho kim và màu tối tượng trưng cho thủy.

Ứng dụng tính tương sinh và tương khắc, những người thuộc mộc của ngũ hành, ngoài việc có thể chọn màu mộc (xanh) để sử dụng còn có thể dùng màu thủy (xanh đậm) vì thủy sinh mộc và kiêng dùng màu trắng vì trắng là màu của kim mà kim lại khắc mộc.

Chọn màu sắc theo lược đồ ngũ hành thì màu đỏ và màu xanh mang về thêm tài lộc; xanh lá, đỏ và vàng giúp cho danh phận; đỏ và trắng cho hôn nhân; vàng, trắng và đen cho trẻ con; đen và trắng là quý nhân giúp sức; trắng, đen và xanh lá cho nghề nghiệp; đen và xanh lá tăng thêm trí thức; đen, xanh lá và đỏ giúp ích cho phần gia đình.

Ứng dụng phối màu

Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau:

Thuỷ và Mộc = Đen và Xanh lục.

Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.

Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.

Thổ và Kim = Vàng và Trắng.

Kim và Thuỷ = Trắng và Đen.

Các hành tương khắc và không thể phối hợp:

Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.

Thuỷ và Hoả = Đen và Đỏ.

Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.

Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.

Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.

Tương tự như vậy khi phối màu từ 2 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc.

Ví dụ:

Phối hợp ba hành để có sự tương sinh là:

Kim - Thuỷ - Mộc = Trắng - Đen - Xanh lục.

Mộc - Hoả - Thổ = Xanh lục - Đỏ - Vàng.

Thổ - Kim - Thuỷ = Vàng - Trắng - Đen

Tính tương sinh của ngũ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Tính tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Nguồn tại: Hiểu và vận dụng triết lý ngũ hành trong cuộc sống

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những nguy cơ khi lạm dụng kháng sinh

Dùng KS không có chỉ định của bác sĩ dẫn đến một số vi khuẩn còn sống sót tạo ra chất chống lại KS đó, gọi là hiện tượng kháng KS. KS vào cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có ích ở đường ruột mà các vi khuẩn này giúp cơ thể hấp thu một số vitamin B12, K, PP và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở ruột. Vậy dùng KS đã gây ra loạn khuẩn ruột, rối loạn tiêu hóa và bệnh thiếu sinh tố. Những nguy cơ khi lạm dụng kháng sinh Một số vi khuẩn có nội độc tố, khi dùng KS vi khuẩn chết, độc tố vi khuẩn giải phóng vào máu làm cho bệnh nặng thêm và có thể tử vong. Dùng KS có thể gây ngộ độc cho một vài cơ quan như dùng KS nhóm aminosid có thể gây chóng mặt ù tai hoặc giảm thính lực, độc với thận. Cloroxit gây giảm bạch cầu, KS chống lao độc với gan, quinolone tổn thương gân xương. Một biến chứng tồi tệ nhất là sốc phản vệ, cấp cứu không kịp thời dẫn đến tử vong. Ngành nông nghiệp còn dùng KS trong chăn nuôi. Lượng KS tồn dư trong đất, trong nước, trong t...

Cách chọn hướng bàn làm việc theo tuổi

Ai cũng biết rằng bàn làm việc văn phòng là một món đồ nội thất thường được sử dụng trong công việc của chúng ta, vì vậy phong thủy bài trí của nó rất quan trọng đối với chúng ta, đặc biệt là đối với vận may nghề nghiệp.  Lựa chọn bàn làm việc văn phòng phù hợp, đặt đúng hướng và đặt các vật dụng phù hợp trên đó đều là điều khó nghĩ. Nếu biết cách đặt để, sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu phạm phải điều tối kỵ thì công việc gặp nhiều bất lợi. Hãy cùng tìm hiểu cách chọn hướng bàn làm việc theo tuổi và những điều kiêng kỵ khi bố trí bàn văn phòng qua bài viết đưới đây. Cách chọn hướng bàn làm việc theo tuổi Cách chọn hướng bàn làm việc Có hai sự lựa chọn hướng bàn làm việc chuẩn phong của bạn. Một là mặt quay về hướng Bắc giúp bạn trưởng thành, độc lập và phát triển tiềm năng của mình nhưng nó khiến bạn lo lắng và mang lại hiệu suất bình thường cho bạn. Mặt còn lại là hướng Đông Nam giúp bạn nâng cao khả năng lãnh đạo, năng lực, trách nhiệm, sự tự tin và uy tín nhưng ...